CHUẨN ĐẦU RA TIẾNG NHẬT

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH & XÃ HỘI

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ BẮC HÀ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

MỤC TIÊU VÀ CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH TIẾNG NHẬT

HÌNH THỨC ĐÀO TẠO TỪ XA

 

1.     MỤC TIÊU CHUNG

Sinh viên tốt nghiệp ngành tiếng Nhật có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có sức khoẻ tốt, có khả năng giải quyết tốt các công việc thuộc ngành nghề chuyên môn, đáp ứng những nhu cầu của xã hội và của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.

2.     MỤC TIÊU CỤ THỂ

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành tiếng Nhật:

  • Hình thành một cách đầy đủ ý thức chính trị và phẩm chất đạo đức của một cử nhân.
  • Cung cấp các kiến thức về tiếng Nhật và các kiến thức chuyên ngành theo 03 định hướng là Phiên dịch, Tiếng Nhật – Thương mại, Tiếng Nhật – Du lịch, sử dụng thành thạo tiếng Nhật (cố gắng đạt được bậc 4 theo Khung Năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam);
  • Xây dựng kĩ năng nghiên cứu, biên – phiên dịch trong các lĩnh vực có liên quan;
  • Cung cấp khả năng tiếp tục tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy kinh nghiệm, những phẩm chất và kĩ năng cá nhân cũng như nghề nghiệp quan trọng để trở thành nhà lãnh đạo, chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn có liên quan;
  • Hình thành các năng lực làm việc tại các cơ quan, tổ chức, cơ sở đào tạo, nghiên cứu;

3.   VỊ TRÍ LÀM VIỆC VÀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CHUYÊN MÔN

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành tiếng Nhật có đủ khả năng đảm nhận trách nhiệm ở các vị trí:

Nhóm 1

  • Biên dịch viên/Phiên dịch viên: có khả năng làm việc độc lập với tư cách là một biên dịch viên các văn bản viết hoặc một phiên dịch viên cho các cuộc gặp gỡ tiếp xúc song phương thông thường tại các công ty Nhật Bản, các cơ quan có sử dụng tiếng Nhật.

Nhóm 2

  • Thư ký văn phòng/Trợ lý đối ngoại/Hướng dẫn viên du lịch: có khả năng làm việc trong các văn phòng các công ty nước ngoài, liên doanh hoặc công ty Việt Nam, phụ trách các mảng công việc liên quan đến đối ngoại, hợp tác, kinh doanh, xuất nhập khẩu, du lịch với các đối tác nước ngoài, tham gia đàm phán, giao dịch, kí kết hợp đồng kinh doanh, theo dõi hợp đồng liên quan, lập kế hoạch, chương trình đón tiếp khách quốc tế, tổ chức các tour du lịch, xử lý các công việc có liên quan đến năng lực nói, viết tiếng Nhật. Ngoài ra sau khi hoàn thành khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm, người học có thể tham gia giảng dạy tiếng Nhật. có khả năng nghiên cứu và học lên trình độ cao học. trong các chuyên ngành Ngôn ngữ, Văn hóa, Ngôn ngữ học đối chiếu…

Nhóm 3:

  • Nghiên cứu viên: có khả năng nghiên cứu làm việc tại các viện, trung tâm nghiên cứu với tư cách là nhà nghiên cứu về ngôn ngữ Nhật Bản hay Nhật Bản học, làm cầu nối cho sự giao lưu về ngôn ngữ và văn hóa giữa 2 quốc gia Việt Nam và Nhật Bản. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp.
  • Có khả năng tự học tập về các vấn đề lí luận và thực tiễn có liên quan đến công việc dịch thuật, các công việc văn phòng, các công tác nghiên cứu và giảng dạy;
  • Cử nhân ngành Ngôn ngữ Nhật có cơ hội học lên bậc cao hơn (thạc sĩ, tiến sĩ) các chuyên ngành thuộc lĩnh vực biên – phiên dịch, nghiên cứu, giảng dạy liên quan đến ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản.

4. CHUẨN ĐẦU RA

1, Về kiến thức và năng lực chuyên môN

1.1. Về kiến thức chung

  • Tốt nghiệp chương trình đào tạo ngành tiếng Nhật, sinh viên có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực đào tạo; có thể giải quyết các công việc phức tạp; tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực được đào tạo để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn.
  • Hiểu và vận dụng được vào thực tiễn hệ thống tri thức khoa học những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin, hiểu được những kiến thức cơ bản, có tính hệ thống về tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hóa Hồ Chí Minh, những nội dung cơ bản của Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ yếu là đường lối trong thời kỳ đổi mới trên một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội.
  • Sử dụng được các công cụ xử lý thông tin thông dụng (hệ điều hành, các phần mềm hỗ trợ công tác văn phòng và khai thác Internet …).
  • Có trình độ ngoại ngữ 2 tối thiểu đạt bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt
  • Vận dụng và tự rèn luyện sức khỏe để có đủ trí lực, sức lực phục vụ cho công việc.
  • Nắm vững kiến thức thực hành tiếng Việt như tiếp nhận văn bản, tạo lập văn bản, xác định lỗi và chữa lỗi trong văn bản; nắm được các vấn đề về lý thuyết tiếng Việt như Ngữ âm, Ngữ pháp, Từ vựng – ngữ nghĩa và Dụng học tiếng Việt để vận dụng vào các lĩnh vực chuyên môn, nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ;

1.2. Kiến thức chuyên ngành

  • Nắm được các kiến thức cơ bản về lịch sử, địa lý Nhật Bản và thể hiện được các kiến thức đó bằng tiếng Nhật.
  • Vận dụng được kiến thức cơ bản về khoa học thống kê trong học tập và nghiên cứu khoa học liên quan đến ngành đào tạo.
  • Nắm được bản chất và chức năng, nguồn gốc và sự phát triển của ngôn ngữ, các khái niệm cơ bản về từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp và chữ viết để phục vụ việc học ngoại ngữ và các công việc chuyên môn, nghề nghiệp.
  • Nắm được tri thức về văn hoá, lịch sử phát triển thế giới, cách thức cảm nhận nghệ thuật, phát triển năng lực tư duy phê phán, phương pháp nghiên cứu khoa học.
  • Nắm vững kiến thức cơ bản về tiếng Nhật như một hệ thống, bao gồm các kiến thức về ngữ âm và âm vị học, ngữ pháp, từ vựng, ngữ nghĩa và chữ viết, vận dụng được những kiến thức đó trong công việc chuyên môn như dịch thuật, nghiên cứu …
  • Nắm vững kiến thức cơ bản về tiếng Nhật với chức năng là phương tiện giao tiếp, áp dụng được các kiến thức đó trong các tình huống giao tiếp xã hội trên quan điểm dụng học, phân tích diễn ngôn hay ngôn ngữ học xã hội.
  • Có khả năng phát triển các kỹ năng thuyết trình, phân tích phê phán, làm việc nhóm, nghiên cứu liên ngành và kỹ năng tranh luận v.v.., nâng cao vốn từ vựng và các kỹ năng sử dụng tiếng Nhật.
  • Nắm vững các kiến thức về văn hoá – xã hội (bao gồm các lĩnh vực lịch sử, con người, văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, giáo dục) của Nhật Bản nói riêng, của các nước trong khu vực (bao gồm cả Việt Nam) và thế giới nói
  • Thông qua việc tiếp thu kiến thức về văn hóa – xã hội, người học phát triển các kỹ năng thuyết trình, phân tích phê phán, làm việc nhóm, nghiên cứu liên ngành và kỹ năng tranh luận, nâng cao vốn từ vựng, các kỹ năng tiếng Nhật.
  • Sử dụng tốt tiếng Nhật ở mức độ tương đương cấp độ N3 (cấp độ thứ 3/5 theo Chuẩn đánh giá của kỳ thi năng lực tiếng Nhật; có thể vận dụng các kiến thức về ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu.
  • Nắm vững và vận dụng các kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ biên dịch và phiên dịch phục vụ công tác biên, phiên dịch, hoặc các kiến thức cơ bản liên quan đến lĩnh vực du lịch làm tiền đề cho công việc sau này.

1.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn.

2. Về kỹ năng

2.1. Kỹ năng chuyên môn

2.1.1 Các kỹ năng nghề nghiệp

  • Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau; có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo.
  • Có khả năng sử dụng tốt ngôn ngữ Nhật, biết diễn đạt vấn đề ở dạng nói và viết một cách rõ ràng, ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, phù hợp về văn phong, tình huống…
  • Có khả năng sử dụng một cách hiệu quả các kiến thức kiến thức có được về nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kiến thức về văn hóa của Nhật Bản và Việt Nam, trong công việc dịch thuật của mình.
  • Có khả năng tập trung cao độ, biết vượt qua các áp lực về tâm lý, thời gian, khối lượng công việc.
  • Có khả năng tích lũy và vận dụng có hiệu quả vốn kiến thức nền sâu rộng, kết hợp chặt chẽ với những cơ sở lý luận thuộc lĩnh vực chuyên môn.
  • Có khả năng áp dụng những khái niệm lý thuyết và kỹ năng chuyên môn, sử dụng sáng tạo vào các tình huống khác
  • Có khả năng chịu trách nhiệm về kết quả công việc của mình.
  • Có khả năng thường xuyên đưa ra những đánh giá, phán đoán có giá trị
  • Có khả năng quản lý thời gian, kĩ năng thích ứng, kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, đưa ra giải pháp, kiến nghị, kĩ năng phân tích, tổng hợp.
  • Có năng lực phát triển nghề nghiệp, biết tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện nhằm nâng cao năng lực bản thân, chất lượng, hiệu quả biên phiên dịch tiếng Nhật, biết phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới.
  • Có khả năng hình thành các giả thuyết, thu thập, phân tích và xử lý thông tin, tham gia nghiên cứu thực nghiệm, kiểm định giả thuyết và ứng dụng để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến lĩnh vực công tác.
  • Tư duy logic, có hệ thống khi tiếp cận và xử lý các vấn đề thuộc lĩnh vực dịch nói riêng và các vấn đề kinh tế – văn hóa – xã hội nói
  • Có năng lực xã hội hóa, khả năng thích nghi xã hội và môi trường công tác. Hiểu biết xã hội, thích ứng nhanh với sự thay đổi của kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế.
  • Nắm vững chiến lược, kế hoạch, mục tiêu và văn hóa của tổ chức để làm việc thành công. Thích ứng nhanh với sự thay đổi của tổ chức trong sự vận động của nền kinh tế thế giới hiện đại.
  • Có khả năng tự chủ trong giải quyết vấn đề, khả năng nhận diện và giải quyết vấn đề; khuyến khích sáng tạo và tự tin khi làm việc…
  • Có khả năng vận dụng linh hoạt và phù hợp kiến thức, kỹ năng để thực hiện công việc, phân tích, xử lý các vấn đề thực tiễn trong lĩnh vực công việc.
  • Có khả năng tìm hiểu đối tượng và môi trường làm việc, có phương pháp thu thập và xử lí thông tin thường xuyên về nhu cầu và đặc điểm của đối tượng, về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương, quốc gia và quốc tế sử dụng các thông tin thu được vào công việc.
  • Có năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp. Sáng tạo, dẫn dắt và phát triển nghề nghiệp thông qua khả năng tự học, học tập suốt đời, học mọi nơi mọi lúc, phát triển các kiến thức và kỹ năng cần thiết và khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi của thực tế.

2.1.2. Kĩ năng bổ trợ

  • Thích ứng nhanh với sự thay đổi, sự phức tạp của thực tế môi trường sống và làm việc. Có kĩ năng hội nhập và học tập suốt đời; đặt mục tiêu, tự phát triển bản thân, tự trau dồi và phát triển nghề nghiệp.
  • Sắp xếp kế hoạch công việc khoa học và hợp lí; quản lý tốt thời gian và nguồn lực cá nhân. Kĩ năng làm việc dưới áp lực thời gian hoàn thành công việc đúng hạn;
  • Phân tích được phẩm chất của đồng nghiệp để trao đổi, học hỏi; tự đánh giá kết quả công việc.
  • Có kỹ năng làm việc nhóm. Có khả năng hình thành, điều hành và phát triển nhóm làm việc một cách hiệu quả; biết lãnh đạo nhóm (quản lý, phân công nhiệm vụ, phối hợp cá nhân trong nhóm, sử dụng các phương pháp động viên, khuyến khích …), xử lý xung đột trong nhóm; biết làm việc trong các nhóm khác
  • Có khả năng lãnh đạo, quản lí những thay đổi hoặc áp dụng những tiến bộ mới trong các hoạt động nghề nghiệp;
  • Biết tổ chức, phân công công việc trong nhóm/ đơn vị;
  • Có khả năng tham gia đánh giá hoạt động của cá nhân và tập thể;
  • Có kỹ năng giáo tiếp. Giao tiếp tốt bằng văn bản và lời nói (trao đổi, thuyết trình), biết truyền đạt thông tin và chuyển giao kiến thức một cách hiệu quả dưới dạng nói và viết.
  • Có khả năng áp dụng những kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tinh tế trong các hoàn cảnh cụ thể và đa dạng.
  • Có kỹ năng ngoại ngữ chuyên ngành: kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn.
  • Có kỹ năng về công nghệ thông tin. Sử dụng thành thạo các công cụ công nghệ thông tin phục vụ công tác chuyên môn; thành thạo trong việc khai thác hiệu quả Internet phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu. Có khả năng tổ chức lưu trữ thông tin trên máy tính và sử dụng máy tính để giải quyết các vấn đề thông dụng.

3. Phẩm chất đạo đức

3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân

  • Tự bồi dưỡng và nâng cao ý thức trách nhiệm của sinh viên trước những nhiệm vụ trọng đại của đất nước. Có phong cách và lối sống lành mạnh, dám hy sinh, phấn đấu cho lý tưởng.
  • Có tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và sự trân trọng đối với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, có ý thức cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc.
  • Tự tin, linh hoạt, dám đương đầu với rủi ro; tuân thủ các tiêu chuẩn và nguyên tắc đạo đức; nhiệt tình, say mê sáng tạo; có tinh thần tự tôn, hiểu biết văn hóa; có khả năng thích ứng cao với hoàn cảnh và điều kiện, môi trường làm việc, can đảm, quyết tâm hành động bất chấp hoàn cảnh không thuận lợi; luôn có ý thức học hỏi, không ngừng trau dồi năng lực và có khát vọng vượt khó, vươn lên để thành đạt.

3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

  • Trung thực, trách nhiệm và đáng tin cậy; có lòng tự tôn dân tộc; say mê trong công việc, tích cực khám phá kiến thức, khám phá thực tiễn.
  • Có tính kiên trì, say mê công việc, có hành vi chuyên nghiệp; thực hiện đầy đủ các quy định về đạo đức nghề nghiệp.
  • Có khả năng quản lí thời gian, có kĩ năng thích ứng, kĩ năng học và tự học, kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, đưa ra giải pháp, kiến nghị, kĩ năng phân tích, tổng hợp.
  • Ứng xử tốt thân thiện với đồng nghiệp, đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp.

3.3. Phẩm chất đạo đức xã hội

  • Xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân, có tư cách, tác phong đúng đắn của người công dân; có chuẩn mực đạo đức trong các quan hệ xã hội, sống và làm việc có trách nhiệm với cộng đồng và đất nước; có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.

 

CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH TIẾNG NHẬT

Tiêu chuẩn

Lĩnh vực

Nội dung

1 Ý thức chính trị & đạo đức nghề nghiệp Sinh viên tốt nghiệp thể hiện ý thức chính trị và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có lối sống và phong cách làm việc tốt.
2 Phẩm chất đạo đức cá nhân Sinh viên tốt nghiệp luôn thể hiện các phẩm chất quan trọng của một công dân có năng lực, có tính linh hoạt, lòng tự trọng và sự sáng tạo.
3 Kỹ năng làm việc Sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm việc theo nhóm,

có khả năng độc lập và tự chủ trong mọi công việc.

4 Năng lực công tác Sinh viên tốt nghiệp có khả năng ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn công việc, có khả năng đáp ứng đúng với nhiệm vụ và trọng trách công việc đảm nhận.
5 Khả    năng          ngôn ngữ Sinh viên tốt nghiệp có khả năng ngôn ngữ tốt nhằm sử dụng tốt các kiến thức văn hóa, xã hội trong công việc.
6 Kĩ năng giao tiếp Sinh viên tốt nghiệp Giao tiếp tốt bằng văn bản và lời nói, biết tryền đạt thông tin và chuyển giao kiến thức một cách hiệu quả dưới dạng nói và viết.
7 Năng     lực giải quyết vấn đề Sinh viên tốt nghiệp có khả năng vận dụng và điều chỉnh các hình thức công việc, biết giải quyết các vấn đề gặp phải trong cuộc sống và trong công việc nhằm nâng cao hiêu quả công tác.
8 Năng lực suy nghiệm & phát triển chuyên môn Sinh viên tốt nghiệp thường xuyên suy nghiệm về tác động của hành động/ quyết định của bản thân đối với công việc, và luôn tìm kiếm cơ hội để phát triển nghề nghiệp.
9 Quan hệ với đồng nghiệp và cộng đồng Sinh viên tốt nghiệp biết tạo mối liên hệ tốt với đồng nghiệp, và cộng đồng.

 

Bài viết liên quan