CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH CNKT ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

CHUẨN ĐẦU RA

NGÀNH CNKT ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

  1. Mục tiêu chung:

Chương trình đào tạo chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – điện tử nhằm trang bị cho người học sự phát triển toàn diện, có hiểu biết về các nguyên lý, kỹ thuật, thiết bị, hệ thống điện công nghiệp, hệ thống tự động hóa. Có khả năng áp dụng các kỹ năng kỹ thuật chuyên sâu về điện tự động để đảm đương cộng việc của người kỹ sư tự động hóa.

  1. Mục tiêu cụ thể:

* Về kiến thức:

– Nắm vững các kiến thức cơ sở ngành để phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập chuyên sâu cũng được như học lên trình độ cao hơn như” An toàn điện, Mạch điện, Đo lường điện và thiết bị đo, Vẽ điện, Vật liệu điện, Điện tử cơ bản, Vi mạch tương tự, Vi mạch số.

– Nắm vững các kiến thức chuyên môn của một cử nhân Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử để phục vụ cho công việc thực tế và việc nghiên cứu chuyên môn ngành Điện, học tập phát triển trình độ cao hơn như trang bị điện, cung cấp điện, Máy điện, Khí cụ điện, Lập trình PLC, Truyền động điện, Điều khiển lập trình, Vi điều khiển, Điện tử công suất…

* Về kỹ năng:

+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ thực hành: đồng hồ VOM chỉ thị kim, VOM chỉ thị số, Ampere kế kẹp, Dao động lý, các máy phát sóng âm tần, máy dây biến áp,…

+ Đọc được các bản vẽ kỹ thuật chuên ngành điện- điện tử, nhận diện và phân biệt chính xác các khí cụ điện, thiết bị điện…trên bản vẽ

+ Sử dụng thành thạo các phần mềm vẽ điện để vẽ các bản vẽ kỹ thuật chuyên ngành điện.

+ Thiết kế, thi công được các mạch điện thiết trí (nổi, ngầm);  thiết kế, thi công, vận hành được các đường truyền dẫn điện dân dụng và công nghiệp; lắp đặt, vận hành được các thiết bị điện;…

+ Bảo dưỡng, sửa chữa các hư hỏng của các thiết bị điện như máy phát điện, động cơ điện, tủ điều khiển,…

+ Có khả năng tổ chức nơi làm việc khoa học, đảm bảo vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường và an toàn lao động trong các phân xưởng sản xuất, bảo trì, sửa chữa các hư hỏng của các thiết bị điện trong nhà máy, khu CN

+ Có kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm.

+ Sử dụng được ngoại ngữ giao tiếp cơ bản; Giao tiếp với khách hàng để xử lý các tình huống thông thường; viết được các báo cáo, thư điện tử đơn giản liên quan đến chuyên môn, đọc hiểu tài liệu chuyên ngành đơn giản. Đạt trình độ Tiếng Anh bậc 2 theo quy định Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ban  hành ngày 24/01/2014 về khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam của  Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc các ngoại ngữ khác tương đương.

+ Soạn thảo được văn bản, lập biểu mẫu trên Word, Excel, PowerPoint, sử dụng tốt các phần mềm chuyên ngành điện – điện tử như thiết kế hệ thống điện chiếu sáng, điện công nghiệp, điện lạnh, thiết kế mạch điện tử, PLC, Auto card, Or Cad,…. Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ban hành 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông;

* Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

– Luôn có ý thức học tập, rèn luyện và trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng với thay đổi yêu cầu công việc.

– Có lòng yêu nghề, có ý thức cộng động và tác phong làm việc của một công dân sống và làm việc trong xã hội công nghiệp.

– Có phẩm chất đạo đức trong công việc, tự tin, tư duy năng động, có kỹ năng giao tiếp hiệu quả, khả năng hòa nhập, hợp tác và làm việc theo nhóm, khả năng thích ứng trong môi trường hội nhập quốc tê,

  1. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại bộ phận kinh doanh và quản lý các sản phẩm điện; bộ phận sản xuất và truyền tải điện; bộ phận thiết kế, thi công các mạng điện chiếu sáng, mạng điện dân dụng và mạng điện cộng nghiệp; bộ phận vận hàng, phân phối các hệ thống điện, bộ phận bảo hành, bảo dưỡng các thiết bị điện; bộ phận tư vấn và chăm sóc khách hàng; bộ phận đào tạo, nghiên cứu,…liên quan đến lĩnh vực điện – điện tử.

Bài viết liên quan