Công nghệ kỹ thuật cơ khí (Ô tô)

Cơ khí là ngành có lịch sử lâu đời, chiếm phần lớn trong cơ cấu hoạt động kinh tế xã hội. Ngành cơ khí tham gia vào một dải khá rộng các công việc sản xuất bao gồm từ khâu khai khoáng, hình thành vật liệu, gia công các thiết bị, chế tạo máy móc, và điều hành hệ thống sản xuất công nghiệp. Với những bước tiến mới, ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí tạo thành một quy trình khép kín từ khâu thiết kế đến khâu chế tạo sản phẩm bằng các máy móc gia công hiện đại đóng góp tích cực để sản xuất ra các thiết bị, máy móc, sản phẩm cơ khí có độ chính xác cực cao, độ bền tốt.

cơ khí

1. Chương trình đào tạo

Ngoài khối kiến thức đại cương, sinh viên ngành Công nghệ cơ khí sẽ học các môn như:

  • Hình họa – vẽ kỹ thuật; cơ lý thuyết; sức bền vật liệu
  • Nguyên lý – chi tiết máy; cơ học lưu chất; đồ án chi tiết máy
  • Kỹ thuật điện; kỹ thuật điện tử
  • Công nghệ kim loại; kinh tế công nghiệp và quản trị chất lượng
  • Cơ sở vẽ và thiết kế trên máy tính
  • Điều khiển tự động; máy điều khiển chương trình số
  • Công nghệ CAD/CAM/CNC

2Công việc sau khi ra trường

  • Tham gia bộ phận vẽ kỹ thuật cơ khí, đòi hỏi phải có kiến thức về cơ khí, các phần mềm CAD
  • Lập trình gia công máy CNC
  • Tham gia lắp đặt các thiết bị máy móc cơ khí cho các nhà máy, công trình
  • Tham gia công việc khai thác hệ thống sản xuất công nghệp: vận hành, bảo trì, xử lý sự cố
  • Tham gia thiết kế các sản phẩm cơ khí, và giám sát quá trình sản xuất ra các thiết bị cơ khí đó
  • Tham gia gia công sản phẩm: tiện, phay, hàn, gia công vật liệu…

Năm học 2014, Trường Cao đẳng công nghệ Bắc Hà tuyển sinh 50 chỉ tiêu ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí (Mã ngành: C510201, Khối thi: A, A1)

Bài viết liên quan