Công nghệ kỹ thuật trắc địa

Ngành Công nghệ Kỹ thuật trắc địa bao gồm Khoa học và Công nghệ về việc thu thập, phân tích và biễu diễn các thông tin không gian (dựa trên Trái đất). Nó bao gồm những ứng dụng thú vị như định vị vệ tinh, viễn thám, trắc địa, địa chính và hệ thông tin địa lý. Công nghệ Kỹ thuật trắc dịa là một trong những ngành khoa học thông tin phát triển nhanh nhất ở Việt Nam và khắp thế giới.

trắc địa
Chương trình sẽ đào tạo thành những kỹ sư cao đẳng có tay nghề cao, có năng lực thiết kế và tổ chức thi công các công trình định vị chính xác cao bằng những kỹ thuật hiện đại như toàn đạc điện tử và các hệ thống định vị bằng vệ tinh; công trình thành lập bản đồ địa hình, địa chính và chuyên đề dưới dạng số bằng phương pháp toàn đạc, trắc lượng ảnh, viễn thám và biên tập; công trình thành lập và vận hành các hệ thống thông tin địa lý; các công tác trắc địa phục vụ xây dựng công trình. Sau khóa học, sinh viên cần đạt được các mục tiêu:
1. Kiến thức

  • Vận dụng được một số nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh.
  • Áp dụng các kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên vào việc học tập, nghiên cứu chuyên môn thuộc lĩnh vực trắc địa và tự học nâng cao trình độ.
  • Áp dụng được các kiến thức của ngành như: Trắc địa cơ sở, trắc địa công trình, sai số, thiết bị trắc địa, trắc địa mỏ, tin học… để đo đạc, tính toán, xử lý số liệu các mạng lưới trong trắc địa, thành lập bản đồ phục vụ cho xây dựng công trình và khai thác khoáng sản.
  • Có trình độ tiếng Anh cơ bản ( Trình độ B )
  • Tin học đạt ở trình độ B.

2. Kỹ năng
– Kỹ năng cứng

  • Kiểm nghiệm một số thiết bị và dụng cụ chuyên dùng trong trắc địa
  • Sử dụng được các loại máy trắc địa như: Máy kinh vĩ, máy thủy chuẩn, toàn đạc điện tử, GPS…
  • Lập kế hoạch khảo sát và phương án kỹ thuật của công tác trắc địa.
  • Lựa chọn phương pháp đo trong công tác đo đạc lưới khống chế, thành lập bản đồ và công tác trắc địa phục vụ khai thác, xây dựng công trình.
  • Thu thập, phân tích, đánh giá các số liệu ngoại nghiệp và nội nghiệp theo quy phạm.
  • Tính toán, xử lý chính xác các số liệu đo vẽ.
  • Đọc chính xác các bản vẽ thiết kế, thi công các công trình.
  • Tính toán chính xác khối lượng khai thác, khối lượng đào đắp và san lấp.
  • Lập được một số báo cáo kỹ thuật của công tác trắc địa.
  • Sử dụng thành thạo một số phần mềm chuyên dụng của ngành như: Autocad, Topo, KSVN, HS,…

– Kỹ năng mềm

  • Có khả năng giao tiếp, ứng xử và hoạt động độc lập.
  • Có năng lực tổ chức và làm việc theo nhóm.
  • Xử lý tình huống và giải quyết linh hoạt các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, biết đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy trong công tác Trắc địa.
  • Có khả năng tự nghiên cứu, tiếp thu và xử lý thông tin.

3. Thái độ

  • Có lòng yêu nghề, trung thực trong công việc.
  • Có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm chỉnh mọi chủ trương đường lối chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.
  • Có tinh thần tương thân tương ái, sẵn sàng tương trợ giúp đỡ đồng nghiệp.
  • Có tinh thần học tập nâng cao trình độ.

4. Vị trí của người học sau khi tốt nghiệp
Là kỹ thuật viên, tổ phó, tổ trưởng làm việc tại các đơn vị:

  • Các tập đoàn: Tập đoàn khai thác, chế biến khoáng sản; Tập đoàn điện lực; Tập đoàn dầu khí; Tập đoàn bưu chính viễn thông…
  • Các viện nghiên cứu; giảng dạy tại các trường đào tạo nghề, các trường Cao đẳng và Trung cấp có các chuyên ngành liên quan;
  • Các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng; Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Sở Giao thông vận tải và các cơ quan quản lý Nhà nước khác về các lĩnh vực liên quan;
  • Công tác tại các đơn vị khảo sát, tư vấn thiết kế xây dựng; Các đơn vị thi công thuộc các lĩnh vực xây dựng công trình.

Năm 2014, Trường Cao đẳng công nghệ Bắc Hà tuyển sinh 50 chỉ tiêu ngành Công nghệ kỹ thuật trắc địa (Mã ngành: C515902; Khối thi: A, A1, B)

Bài viết liên quan