GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ
Là khoa chuyên ngành luôn được xác định giữ vị trí then chốt trong nhóm các ngành đào tạo của Nhà Trường hiện nay. Mục tiêu hoạt động của khoa là phát triển và duy trì môi trường đào tạo cử nhân Điện – Điện Tử với chất lượng tốt nhất; nỗ lực cập nhật, cải tiến chương trình đào tạo theo hướng gắn liền với ứng dụng thực tiễn và đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao của cộng đồng các doanh nghiệp tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh và các địa bàn khác…
Mục tiêu đào tạo: Khoa Điện – Điện tử sẽ cung cấp cho các bạn sinh viên những kiến thức cơ bản về lý thuyết cũng như thực hành kỹ thuật Điện-Điện tử.
Sau khóa học tại Trường, sinh viên tốt nghiệp đều đạt được những yêu cầu sau đây:
– Có kiến thức cơ sở cần thiết và cốt lõi của ngành như lý thuyết mạch, kỹ thuật điện, linh kiện điện tử và mạch điện tử, kỹ thuật đo lường, hệ thống điều khiển tự động, truyền động điện và môt số phần mềm thiết kế mạch.
– Có các kiến thức hiện đại chuyên sâu của ngành như máy điên, mạng cung cấp điện, thiết bị chiếu sáng, khí cụ điện, trang bị điện, kỹ thuật Audio-Video, cấu trúc máy tính và gép nối ngoại vi, lập trình PLC, tự động hóa vv…
– Có khả năng khai thác, vận hành, hướng dẫn vận hành, tham gia sửa chữa ,bảo trì các hệ thống điện tử, thiết bị kỹ thuật điện tử dân dụng và công nghiệp.
– Có khả năng hướng dẫn nhân viên kỹ thuật trong lĩnh vực điện tử
– Có khả năng sử dụng thành thạo các thuật toán,ngôn ngữ mô tả phần cứng,các công cụ thiết kế mạch in và các công cụ mô phỏng trợ giúp thiết kế. Có khả năng thiết kế, lắp ráp các mạch điện chiếu sáng, mạch điện tử tương tự, điện tử số, điện tử công suất vá các mạch sử dụng vi điều khiển thông thường.
– Có khả năng nhận thức, phân tích, nghiên cứu và giải quyết vần đề dựa trên nền tảng kiến thức được trang bị về các kỹ thuật tiên tiến nhất trong nước và thế giới trong lĩnh vực điện tử.
– Có khả năng tự cập nhật các kiến thức mới phù hợp với yêu cầu của công việc chuyên môn như tự đông hóa, xử lý tín hiệu số, vi điều khiển vv …
– Có khả năng chuyên môn về công nghệ kỹ thuật điện-điện tử; vận hành các hệ thống và thiết bị kỹ thuật điện tử;
– Có khả năng tham gia thiết kế chế tạo các thiết bị kỹ thuật điện-điện tử và chuyển giao công nghệ;
– Có thể tham gia thiết kế hệ thống điều khiển cho dây truyền công nghiệp và tham gia triển khai bảo trì, sữa chữa, cải tiến, nâng cấp các hệ thống điện-điện tử;
– Có thể tham gia đào tạo nhân viên kỹ thuật về điện-điện tử, sử dụng các loại thiết bị điện tử, máy tính và một số thiết bị viễn thông một cách thành thạo.
Đặc biệt, sinh viên có cơ hội được nâng cao trình độ kiến thức, tiếp tục học liên thông lên đại học hoặc sau đại học theo nhu cầu vì Trường đã có liên kết đào tạo với các Trường Đại học công lập cùng chuyên ngành.
* Cơ sở vật chất: Khoa Điện – Điện tử có đầy đủ phòng thực hành, thí nghiệm cho sinh viên. Cụ thể là: phòng thực tập PLC, phòng thực tập vi sử lý, vi điều khiển, phòng thực tập điện tử cơ bản, phòng thực tập kỹ thuật số, phòng thực tập mạch điện, phòng thực nghiệm vật lý và đo lường, phòng thực nghiệm chế tạo mạch in, phòng thực tập audio-vidio-tivi, phòng thực tập điện tử công suất, phòng điện lạnh, phòng thực tập kỹ thuật viễn thông, phòng thực tập máy điện, phòng thực tập chiếu sáng và phòng thực hành máy tính … nhằm trang bị đầy đủ cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng nghề tốt nhất, đáp ứng được thị trường lao động sau này.
* Cơ cấu tổ chức:
Chủ nhiệm Khoa: ThS. Đinh Thành Trung.
Văn phòng làm việc: Tầng 2 – Nhà hiệu bộ
Moblie: 0912.686.696
Email: trungdt38@gmail.com
Chủ nhiệm bộ môn Điện tử: ThS. Nguyễn Đăng Lâm
Văn phòng làm việc: Tầng 3 – Nhà hiệu bộ.
Mobile: 0904.284.320
Phụ trách bộ môn Điện: KS. Trần Minh Hùng.
Văn phòng làm việc: Tầng 3 – Nhà hiệu bộ.
Mobile: 0979.766.125
Email: tranhung.bh@gmail.com
– Văn phòng khoa: CN.Tạ Thị Thúy Phương
– Biên chế Giáo viên cơ hữu: gồm 09 giáo viên, trong đó trên 50% giáo viên đang là học viên cao học.
Ngoài giảng viên cơ hữu, Khoa còn có một đội ngũ giảng viên được mời thỉnh giảng là thạc sỹ, tiến sỹ từ các trường Đại học có uy tín như: Đại học Bách Khoa Hà Nội; Đại học Quốc gia Hà Nội; Học viện Kỹ Thuật Quân Sự …
* Hướng nghiệp: Sau tốt nghiệp, sinh viên có thể về làm việc ở các cơ sở sản xuất thiết bị điện-điện tử, các cơ sở dịch vụ điện và các cơ quan quản lý điện; có khả năng lắp ráp, sửa chữa và tiếp thu các công nghệ mới về điện tử, điện tử viễn thông. Cụ thể sinh viên có thể là:
– Cán bộ kĩ thuật: phối hợp công việc giữa kĩ sư và công nhân làm việc trong xí nghiệp, nhà máy điện dân dụng, các cơ sở sản xuất, lắp ráp về thiết bị điện-điện tử và một số các cơ sở khác cần sử dụng kĩ thuật điện.
– Là cán bộ tham gia trực tiếp vào điều khiển, giám sát tự động các quá trình công nghệ trong các nhà máy công nghiệp hiện đại có trang thiết bị điều khiển công nghệ cao.
– Là cán bộ kỹ thuật ngành điện-điện tử như: thiết bị đo điện tử, điện tử vi tính, kỹ thuật nghe, nhìn và thiết bị văn phòng, dịch vụ viễn thông, bưu điện, thông tin hàng không, hàng hải, đường sắt …
Địa chỉ liên hệ:
Văn phòng Khoa Điện-Điện tử: Phòng 307, Tầng 3, Nhà Hiệu Bộ