Quản trị kinh doanh

Ngành quản trị kinh doanh được tuyển sinh, đào tạo theo diện rộng, với tên gọi chung là quản trị kinh doanh hoặc chuyên sâu như kinh tế bưu chính viễn thông, quản trị kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch, quản trị doanh nghiệp thương mại, quản trị chất lượng, quản trị kinh doanh bảo hiểm, quản trị kinh doanh bưu chính viễn thông, quản trị du lịch nhà hàng khách sạn. Mỗi sinh viên sau khi ra trường cần đáp ứng được các yêu cầu sau

QTKD

1. Phẩm chất và kỹ năng cần thiết

  • Kiến thức tự nhiên và xã hội, kiến thức về kinh doanh vững vàng
  • Thành thạo ngoại ngữ và tin học
  • Có khát vọng làm giàu chính đáng
  • Sáng tạo và đổi mới, tầm nhìn xa trông rộng
  • Có năng lực tổ chức và quản lý, tự tin, biết cách khắc phục rủi ro
  • Có đạo đức kinh doanh

2. Công việc chính của quản trị viên

Mục tiêu chung của quản trị kinh doanh là duy trì và thúc đẩy hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo sự tồn tại và vận hành của toàn bộ doanh nghiệp, hướng vào thực hiện mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Quản trị kinh doanh có thể được tiếp cận theo ba góc độ chủ yếu:

  • Quản trị kinh doanh chung (đa ngành, đa lĩnh vực, đa chức năng)
  • Quản trị kinh doanh theo đối tượng (hay còn gọi là theo ngành) trong nền kinh tế như: kinh doanh công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, thương mại, du lịch, vận tải, bưu chính viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm v.v…
  • Quản trị kinh doanh theo chức năng trong doanh nghiệp như: quản trị nhân lực, tài chính, marketing, hậu cần, công nghệ, chất lượng v.v…

Ngoài ra, còn có thể tiếp cận quản trị kinh doanh theo tiến trình quản trị trong doanh nghiệp như: hoạch định, tổ chức, điều hành, kiểm soát v.v…

Trong doanh nghiệp, quản trị kinh doanh được chia làm ba cấp chủ yếu:

  • Quản trị viên cấp cao: tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc, giám đốc chức năng hay lĩnh vực v.v…
  • Quản trị viên cấp trung: trưởng phòng, ban, quản đốc phân xưởng v.v…
  • Quản trị viên cấp cơ sở: những quản trị viên còn lại.

 4. Vị trí làm việc của sinh viên sau khi ra trường

Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành này có thể được tuyển dụng vào một số vị trí như: nhân viên kế hoạch đầu tư, nhân viên bộ phận nhân sự, nhân viên bán hàng, nhân viên tổ chức hành chính, nhân viên bộ phận kế hoạch bán hàng, nhân viên phát triển hệ thống, nhân viên kinh doanh, nhân viên xuất nhập khẩu… Các vị trí có chức danh trưởng, phó phòng hoặc cao hơn thường yêu cầu kinh nghiệm công tác.
Năm 2014, Trường Cao đẳng công nghệ Bắc Hà tuyển sinh 50 chỉ tiêu ngành Quản trị kinh doanh (Mã ngành: C340101, Khối thi: A, A1, D1-2-3)

Bài viết liên quan