Tài chính – Ngân hàng là một ngành khá rộng. Ở rất nhiều nước thì ngành Tài chính – Ngân hàng và Kế toán thường đi kèm với nhau. Ở Việt Nam thì tuỳ thuộc định hướng của từng trường mà sẽ chọn các chuyên ngành hẹp khác nhau. Có thể hoạt động theo lĩnh vực vĩ mô lẫn vi mô.
– Ở lĩnh vực vĩ mô thì sinh viên ra trường có thể làm việc tại các Ngân hàng Nhà nước, Bộ tài chính. Nhiệm vụ của người tốt nghiệp ở lĩnh vực này là định hướng các chiến lược chính sách, chính sách tiền tệ cũng như chính sách tài khoá cho Chính Phủ. Ở nước ta thì trong thời gian vừa qua việc điều hành chính sách vĩ mô, đặc biệt là chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá có ảnh hưởng rất lớn đối với toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy sẽ có rất nhiều triển vọng cho sinh viên theo học ngành này.
– Ở lĩnh vực vĩ mô thì chúng ta có ngành liên quan mà nhiều trường đào tạo đó là Tài chính công.Về mặt vi mô chúng ta có thể chia ngành Tài chính – Ngân hàng thành nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Chuyên ngành quan trọng số 1 là chuyên ngành Tài chính. Hầu hết các khoa Tài chính – Ngân hàng ở các trường ĐH trên thế giới đều có chuyên ngành này. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì chưa có chuyên ngành Tài chính một cách đúng nghĩa mà thay vào đó là chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp.
- Chuyên ngành quan trọng số 2 là chuyên ngành Ngân hàng. Ở Việt Nam thì chúng ta hầu hết đào tạo chuyên ngành này.
- Bên cạnh các chuyên ngành Tài chính và chuyên ngành Ngân hàng thì có rất nhiều chuyên ngành chuyên sâu khác. Chẳng hạn như, chuyên ngành Phân tích tài chính, kinh tế học tài chính…
2. Các tố chất cần thiết
– Ngành Tài chính – Ngân hàng đòi hỏi sự sáng tạo và tính năng động. Vì vậy yêu cầu đầu tiên đối với người học ngành này là phải có sự đam mê và thích làm việc tới các lĩnh vực liên quan đến tiền. Niềm đam mê rất quan trọng, vì nếu có đam mê thì mới có khả năng sáng tạo.
– Yêu cầu thứ 2 là đòi hỏi người học cần có tính sáng tạo. Làm trong lĩnh vực tài chính Ngân hàng mà không có tính sáng tạo thì chỉ có thể trở thành nhân viên làm các công việc hết sức đơn giản như Thu ngân chẳng hạn.
– Yếu tố thứ 3 cũng khá là quan trọng đó là tính năng động. Sinh viên ngoài việc học các kiến thức về Tài chính – Ngân hàng thì cần phải có các kỹ năng mềm như giao tiếp với khách hàng, giới thiệu sản phẩm, thuyết phục khách hàng… Do đó nếu có tính năng động thì người học sẽ rất thành công với ngành này.
3. Cơ hội việc làm của sinh viên sau khi ra trường
Sinh viên ra trường có thể làm việc tại các ngân hàng, Bộ Tài chính… Nhiệm vụ của cử nhân tốt nghiệp ở lĩnh vực này là định hướng các chiến lược chính sách, chính sách tiền tệ cũng như chính sách tài khoá cho Chính Phủ, liên quan đến hai hoạt động điều hành chính sách cơ bản, đó là chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá, do đó có ảnh hưởng rất lớn đối với toàn bộ nền kinh tế.
Các vị trí đảm nhiệm:
- Chuyên viên tín dụng ngân hàng
- Chuyên viên kế toán
- Chuyên viên kinh doanh tiền tệ.
- Chuyên viên quản trị tài sản và nguồn vốn
- Chuyên viên tài trợ thương mại
- Chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp
- Chuyên viên định giá tài sản
- Chuyên viên mua bán, sát nhập doanh nghiệp
Năm 2014, Trường Cao đẳng công nghệ Bắc Hà tuyển 50 chỉ tiêu ngành Tài chính – Ngân hàng (Mã ngành: C340201, Khối thi: A, A1, D1-2-3)